Hạt ngọc và ước mơ

mo-uoc.jpg

Vào tuần cuối của năm học,thầy York dạy môn Khoa học triệu tập 20 học sinh lớp tôi lại để chào tạm biệt cuối năm.

Chúng tôi ngồi im lặng khi thầy vào lớp. Trông thầy vẫn như mọi khi với chiếc nơ nhỏ và cặp kính gọng sừng. Sau khi nói vài lời, thầy đưa mỗi đứa chúng tôi mỗi đứa một hộp nhỏ màu trắng: “Bên trong – thầy nói – các em sẽ thấy một cánh hoa bạc có đính hạt ngọc trai ở giữa. Hạt ngọc đó tượng trưng cho tiềm lực của các em, là thứ mà các em cần trong bước đường tương lai. Bởi vì cát khi nằm trong vỏ trai sẽ biến thành hạt ngọc có giá trị rất lớn, và vì thế, mỗi em đang nắm trong tay hạt giống ươm mầm cho các giá trị tiềm tàng”….

Tôi cắn chặt môi để ngăn những giọt nước mắt sắp trào. Lời của thầy có ý nghĩa biết bao, nhưng với tôi, tất cả đã quá muộn, từ khi tôi biết mình mang thai. Tất cả đã kết thúc…. Giấc mơ của tôi và của mẹ tôi đã tan thành mây khói bởi tôi đã làm hỏng cuộc đời sinh viên của mình trong giây phút yếu lòng….

Làm sao tôi có thể quên được sự hy sinh vô biên của mẹ với lòng mong mỏi duy nhất là tôi lấy được mảnh bằng đại học. Mỗi tuần mẹ chắt chiu gửi chút tiền cho chị Marianne và tôi. Đại học, chỉ có đại học là con đường giúp chúng tôi thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ của những người đào mỏ ở quê nhà Pennsylvania – mẹ tôi thường nói như vậy. Ký ức tuổi thơ khốn khó vẫn in đậm trong tâm trí tôi… Khi tôi ba tuổi, cha tôi đã phải vào dưỡng trí viện vì bệnh lao phổi. Rồi vài năm sau, cha tôi xuất viện, sống vật vờ không làm được gì. Mọi lo toan trong gia đình đều trông cậy vào đồng lương ít ỏi của mẹ. Từ những nỗi thống khổ, một giấc mơ đã nảy sinh trong tâm trí mẹ: chị Marianne và tôi nhất định phải vào được đại học… Và bây giờ… Thay vì sự tự hào, tôi mang về gia đình sự nhục nhã.

Tôi và Dan cưới nhau, rồi Dan tiếp tục học đại học, còn tôi phải nghỉ. Trước khi Dan tốt nghiệp tôi cho ra đời đứa con thứ hai. Sau đó, Dan nhập ngũ, tôi theo chồng dọn đến hết căn cứ này sang căn cứ khác. Đứa con thứ ba lại ra đời. Bảy năm sau, Dan xuất ngũ, kiếm được việc nhưng không đủ nuôi sống cả nhà nên tôi phải đi làm thêm phụ chồng. Làm đủ thứ nghề, tâm trí như cuồng lên với vô số nỗi lo toan. Đến lúc tôi lấy hạt ngọc ra ngắm nghía, lòng tự nhủ khi nhớ đến lời thầy York. Một đêm, tôi trằn trọc khi nghĩ đến việc trở lại giảng đường, nhưng “mình đã 35 tuổi rồi còn gì….”

Mẹ hẳn đoán được những dằn vặt mà tôi đang chịu đựng bởi một hôm bà gọi điện:”Con có nhớ số tiền mà mẹ dành dụm cho con không? Nay vẫn còn nguyên đấy”. Tôi thẫn thờ nhìn chăm chăm vào chiếc ống nghe…. 17 năm rồi mà mẹ vẫn còn nuôi giấc mơ đó…. Cuối cùng 6 tháng sau, tôi ghi danh vào trường đại học gần nhà, học lớp Sư Phạm. Nỗi gian khổ trở nên nặng nề hơn tôi tưởng. Vừa phải lo chuyện gia đình, vừa phải cố gắng hết sức trong một lớp mà sinh viên không bằng nửa tuổi tôi với sức bật nhanh nhạy.

Một ngày tháng năm, sau khi tan học (vào giai đoạn năm nhất) tôi về nhà bật khóc, hoang mang không biết liệu lần này có theo hết chương trình đại học không. Đứa con gái đầu lòng đang chuẩn bị vào đại học vào đầu mùa thu này. Ngân sách gia đình eo hẹp. Chi tiêu cho việc học của hai đứa kế ngày càng tốn kém…. Vài ngày sau đó, tôi tình cờ gặp vợ thầy York ở phòng mạch nha sĩ. Tôi kể với cô chuyện hạt ngọc và chuyện cố gắng trở lại giảng đường, nhưng gặp phải vô vàn khó khăn…

“Tôi hiểu – cô York nói – thầy cũng bắt đầu vào đại học ở tuổi 50”. Tôi lắng nghe, ngạc nhiên, nhất là khi cô kể về những nỗi khốn khổ mà thầy York chịu đựng khi quyết tâm theo đuổi đại học. Câu chuyện về thầy York khiến tôi trở nên mạnh mẽ và cứng rắn. Tôi theo nốt ba năm đại học còn lại…

Sau khi tốt nghiệp tôi dạy anh ngữ tại một trường trung học tại địa phương. Chính những năm tháng khốn khó đã cho tôi kinh nghiệm sống quý giá và phương pháp học cụ thể. Tôi đem sự hiểu biết đó vào lớp… Cuối năm thầy hiệu trưởng báo một tin làm tôi hết sức bất ngờ: tôi được đề cử vào danh sách các giáo viên dạy giỏi nhất tranh giải cấp quốc gia. Trong tờ tường trình, tôi kể lại câu chuyện hạt ngọc của thầy York đã ảnh hưởng đến tôi thế nào…. Vào một ngày tháng chín, tôi nhận được danh hiệu cao quý đó.

Thật thú vị là sau đó tôi và thầy York được báo chí mời phỏng vấn. Tôi gặp lại thầy, xúc động khi nghe thầy nói thầy sẽ nghỉ hưu vào năm tới. Thầy còn kể rằng ngày trước đã có lúc thầy nghĩ đến việc nghỉ học vì “tôi không tin vào tương lai, không tin vào chính mình…”. Tôi hỏi thầy có phải khi đưa hạt ngọc thầy cũng không tin vào 20 đứa sinh viên lớp tôi. Thầy trả lời: “Không thầy đã xem 20 người với các đức tính như là những hạt ngọc giá trị”.

Share this post

Sidebar not configured yet. You can place widgets by navigating to WordPress Appearance > Widgets.

scroll to top