Phân tích bài ca dao Trâu ơi, ta bảo trâu này

Ca dao là một trong những thể loại văn học dân gian rất quen thuộc ở Việt Nam. Ca dao có từ bao giờ cũng chẳng ai biết, chỉ biết rằng cho đến thời điểm hiện tại thì con người vẫn còn lưu truyền và giữ gìn những lời ca dao đầy cảm xúc và giá trị ấy.

Những câu ca dao thường rất phong phú về chủ đề nhưng lại có chung một ý nghĩa đó là đều nói về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người. Một trong những bài ca dao nổi tiếng nói về người công việc của người nông dân cùng người bạn đồng hành, đó là:

Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn’’

Trâu được biết là một loài động rất hiền lành chăm chỉ không thể thiếu ở bất kỳ một vùng quê nào ở Việt Nam. Đối với những người nông dân, con trâu là đầu cơ nghiệp, họ không chỉ xem trâu là loại vật nuôi mà còn là người bạn đồng hành cùng con người trong mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp.Trâu cho con người sức kéo, trâu giúp cày bừa làm đất đai tươi xốp và trở nên màu mỡ hơn,  …. Nhờ có con trâu mà công việc của người nông dân trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.

Vì vậy ngoài việc ca ngợi tinh thần hăng say lao động của con người bài ca dao này còn chính là lời cảm ơn chân thành sâu sắc của người nông dân tới những con trâu, những người bạn đồng hành của mình.

“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”

Bài ca dao được mở đầu với hai tiếng “trâu ơi” mang đến cảm giác gần gũi, ngọt ngào và tràn đầy tình cảm. Tiếng gọi gần gũi như gọi một người bạn, một người thân luôn thấu hiểu những công việc nặng nhọc hằng ngày mà họ cùng trải qua. Chỉ những người bạn với nhau mới xưng hô, gọi nhau như thế, còn địa vị chủ tớ và vật nuôi không ai gọi nhau như vậy, điều đó chứng tỏ người nông dân muốn trâu gần mình hơn, mình gần trâu hơn, thể hiện mối quan hệ bình đẳng với nhau.

Tiếp đến là lời nhắn nhủ hết mực chân tình của con người đó là: Ta bảo trâu này. Đọc xong cả một câu, ta càng cảm nhận được tình cảm mà con người dành cho con trâu là rất lớn lao, ho thực sự quan tâm và xem con  trâu như một người bạn thân chứ không còn khoảng cách giưã con người với con vật nữa.

Cuộc sống của những người nông dân luôn gắn liền với đồng ruộng, cây lúa, họ yêu  lao động, yêu thiên nhiên nhiên, yêu những thứ xung quanh và cũng không thể không yêu người bạn luôn cùng mình vượt qua những khó khăn , vất vả trong công việc đó chính là con trâu.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta, khi nói trâu cùng ra ruộng làm việc, người nông dân không dùng mệnh lệnh mà là dùng từ “ta” đầy chân tình và thân tiết. Người nông dân coi trâu cùng một địa vị với mình, cả hai cùng nhau làm việc, cùng nhau chia sẽ chia sẻ những cực khổ, nhọc nhằn như việc cày đồng. 

Tiếp đến là lời nhắnnhủ đầy chân thành của con người với con trâu:

“Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”

Đúng vậy, người nông dân ở Việt Nam luôn gắn liền với sự nghiệp làm nông, gắn bó với ruộng đồng. Nhờ con người, con trâu cầy cày mà đã tạo ra những hạt gạo thơm trắng ngần giúp người nông dân no ấm, có của ăn của để, có cuộc sống ổn định hơn. Vì vậy họ rất biết ơn công việc này và con trâu – một trong những tài sản quý báu giúp người nông dân vượt qua những khó khăn.

Cả trâu và người đều làm lụng vất vả, giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển. Con người lo cho trâu chỗ ăn, chổ ngủ, sức khỏe còn trâu giúp con người trong việc đồng áng. Ta đây – trâu đấy ta đây – trâu đấy thể hiện sự gắn bó, phối hợp nhịp nhàng của con người và trâu trong công việc, cùng với câu “ai mà quản công” – như một lời nói yêu thương dành cho một người bạn thân mật và đầm ấm thể hiện sự trân trọng của người nông dân đối với con trâu. Qua đây câu ca dao còn chính là lời nhắn gửi đến con người răng  phải yêu lao động, luôn hết lòng trong công việc đừng nên tiếc công, ngại khó.

“Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

Cây lúa thì lúc nào cũng còn bông vì vậy hai câu nói như là một niềm tin, một lời hứa hết sức chân thành nếu cùng nhau dốc sức làm việc, hăng say trong lao động sản xuất, cùng chịu vất vả nắng mưa thì nhất định con người  sẽ có vụ mùa bội thu, sẽ có cuộc sống ổn định ấm no hạnh phúc còn con trâu thì sẽ có những ngọn cỏ ngọt bùi nhất để ăn. Hình ảnh con trâu và người nông dân đã trở thành những biểu tượng không thể thiếu cho người nông dân Việt Nam, nó thật gần gũi, và gắn bó mật thiết với người nông dân.

Bài ca dao trên không những thể hiện tình cảm sâu sắc, bền chặt giữa con người và con trâu, thể hiện sự coi trọng của con người đối với các nhân tố hỗ trợ mình trong quá trình sản xuất, lao động mà còn còn nhắn nhủ đến con người hãy luôn cố gắng làm việc hết mình để có được những thành quả xứng đáng.

Ngoài ra, bài ca dao còn phản ánh tâm hồn của người nông dân Việt Nam chân chất thật thà, sống tình nghĩa, hiền lành, yêu thương động vật khiến cho chúng ta càng yêu thương quý mến trân trọng những con người lao động một nắng hai sương, làm lụng vất vả suốt cả một cuộc đời.

Chia sẻ Truyện này