Kinh nghiệm đạt IELTS WRITING 8.0+

Sẵn sàng du học – Bạn nào đang mông lung chật vật với IELTS Writing hay muốn tìm ra phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả mà tiết kiệm thời gian thì hãy bay ngay vào đây nhé. Bài chia sẻ này của bạn Dao Thi Thuy AN chắc chắn sẽ giúp ích cho cả nhà đấy.

Nhiều bạn nhận thấy Writing là kỹ năng khó nhất của IELTS và để đạt được band writing 8.0+ đối với một số bạn là một chặng đường rất dài. Dưới đây mình sẽ tổng hợp cho các bạn một số kinh nghiệm để có thể đạt được band writing 8.0+:

1. NẮM VỮNG CÁC DẠNG WRITING
Trong Writing chúng ta phải hoàn thành 2 nhiệm vụ và mỗi nhiệm vụ sẽ có các dạng đề riêng. Việc của chúng ta là phải nắm vững dạng đề, kỹ thuật để viết cũng như phải nắm rõ “KHUNG” viết.

Ví dụ:
+ Trong task 1, chúng ta sẽ gặp biểu đồ pie, bar, line, table, mixed… Nhìn thì có vể nhiều dạng nhưng tựu chung là chúng ta chỉ có một số cách viết như sau:
– Viết dưới dạng xu hướng (tức là có sự thay đổi về thời gian)
– Viết dưới dạng không xu hướng (chỉ so sánh đơn thuần).

Điều này có nghĩa là cho dù đề bài bạn gặp đồ thị hình gì không quan trọng, miễn là bạn nắm đúng quy tắc để viết dạng xu hướng/ so sánh đơn thuần thì bạn sẽ xử lý được bài ngay.
Tất nhiên còn một số dạng đặc biệt như process/ map tuy nhiên nó cũng có chiến thuật và nhiệm vụ của chúng ta là quán triệt chiến thuật chung để giải quyết nó.

+ Tương tự, trong task 2 chúng ta sẽ gặp bốn dạng cơ bản gồm discussion, opinion, cause/effect/ solution và two – part question. Mỗi dạng sẽ có sẵn một khung viết, gồm mở bài, mở bài cho đoạn 1, mở bài cho đoạn 2 và kết bài. Việc nắm rõ khung viết sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian. Khi vào trong phòng thi chúng ta chỉ cần tập trung triển khai ý mà thôi.

2. NẮM VỮNG CÁCH TRIỂN KHAI Ý
– Khi các bạn đã nắm vững được KHUNG, viết đúng thời gian và ý tưởng có liên quan thì mình chắc chắn các bạn sẽ đạt điểm tối thiểu từ 5.0 – 5.5 writing. Còn để đạt từ band 6+ các em phải biết cách triển khai ý, build từ, cũng như sử dụng mẫu câu ngữ pháp phong phú.

– Để triển khai ý trong task 2, các bạn lưu ý có vô vàn cách, tuy nhiên có 4 cách dễ nhất mà bất cứ novices nào cũng phải nắm đó là:
Main ideas
+ Explain
+ Result
+ Example
+ Compare
Tức là bất cứ khi nào chúng ta nghĩ ra một ý chính, chúng ta phải trả lời: tại sao lại có ý tưởng này (explain)? Điều này dẫn tới cái gì (result)? Có ví dụ cụ thể không (example)? Hay nếu không có ý tưởng này thì như thế nào (compare)?

Ví dụ: đề ngày 11/05/2019 về việc lack of interpersonal skills among new employees
Các bạn có thể nghĩ ra một ý chính là:
This can be traced back to the failure to train students for life skills at school. (Điều này là do sự thất bại của nhà trường trong việc đào tạo các kỹ năng sống cho học sinh)
Explain: schools and universities attach so much importance to theoretical knowledge (Bởi vì trường quá chú trọng lý thuyết)
Result: graduates have to be confronted with a paucity of social competences like cooperative skills (Kết quả là các học sinh tốt nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu các kỹ năng xã hỗi chẳng hạn như kỹ năng hợp tác)

Example: In Vietnam, numerous companies are required to allocate a huge proportion of their budgets to train novices (Ví dụ ở Việt Nam, nhiều công ty phải chi ra số tiền lớn đề đào tạo người mới)
Compare: If hands – on skills are integrated into a school curriculum, this may stand students in good stead for future jobs. (Nếu các kỹ năng thực tế được đưa vào chương trình dạy ở nhà trường, điều này sẽ là có lợi cho các học sinh trong công việc sau này).

Kết hợp lại chúng ta có một đoạn ngắn như sau:
…This can be traced back to the failure to train students for life skills at school. There is no denying that today’s schools and universities attach so much importance to theoretical knowledge. As a result, graduates have to be confronted with a paucity of social competences like cooperative skills. For example, in Vietnam numerous companies are required to allocate a huge proportion of their budgets to train novices for interpersonal skills given that these skills are not imparted to learners at school. If hands – on competences are integrated into a school curriculum, this may stand students in good stead for future jobs….

Như vậy với chỉ có một ý thôi nhưng nếu các bạn biết cách triển khai, thì từ một ý cũng trở thành 1 đoạn rồi đúng không? Vậy nên nếu nắm vững kỹ năng triển khai ý thì THIẾU TỪ chắc chắn không phải là vấn đề nữa. Tất nhiên với mỗi cách triển khai ý sẽ có các mẫu câu/ cụm từ cho sẵn.

3. CHUẨN BỊ SẴN KHO TỪ, MẪU CÂU BAND 8.0 +

Luôn chuẩn bị sẵn cho mình một kho từ band cao và sử dụng một cách thường xuyên. Trong trường hợp này band từ của các bạn sẽ lên đáng kể, điều mà chắc chắn sẽ giúp các bạn tang không ít band điểm. Tuy nhiên, các bạn lưu ý rằng các bạn phải nắm rõ cách sử dụng từ. Thay vì trở thành rote learners (học vẹt), các bạn hãy luyện tập thật nhiều các từ này để nắm thật thành thạo cách dùng nhé. Bạn có thể chắt lọc những từ này qua các bài báo, bài writing mẫu của thầy cô nổi tiếng.

4. LUÔN LƯU Ý: VIẾT KỊP GIỜ – VIẾT ĐÚNG – VIẾT HAY

– Bất cứ ai cũng đều phải luôn được đào tạo kỹ năng viết (KHUNG + CÁCH TRIỂN KHAI). Sau khi đã nắm vững KHUNG + CÁCH TRIỂN KHAI là phải viết đúng giờ. Điều này tạo cho mình áp lực về thời gian và làm chủ thời gian tốt hơn trong phòng thi.

– Trước khi viết hay mình phải viết đúng. Thay vì sử dụng những từ band khủng nhưng không hiểu cách dùng, các bạn nên luyện viết đúng và đủ thời gian trước. Mình đã gặp vô số bạn trong bài viết đưa ra nhiều từ band cao nhưng điểm thì không khả quan do các bạn dùng từ chưa đúng cách, chưa đúng ngữ cảnh. Điều này không giúp các bạn lên band từ mà thậm chí còn thế khiến các bạn mất điểm ngữ pháp. Các bạn luôn phải lưu ý rằng, đề viết được một bài từ band 7+ trở lên, thì gần như NGỮ PHÁP KHÔNG ĐƯỢC CÓ LỖI SAI. Vậy nên với những bạn mới bắt đầu và không có nền tảng ngữ pháp vững chắc, hãy học VIẾT KỊP GIỜ – VIẾT ĐÚNG – VIẾT HAY nhé.

Theo Scholarship for Vietnamese Students

Share this post

Trả lời

Sidebar not configured yet. You can place widgets by navigating to WordPress Appearance > Widgets.

scroll to top