Những cấu trúc Like thông dụng nhất

Trong thời đại mạng xã hội phổ biến rộng rãi như hiện nay, chắc chúng ta không ai còn xa lạ với nút Like của Facebook. Vậy các bạn có biết trong tiếng Anh, từ Like còn cách dùng nào khác không? Hãy theo dõi tiếp bài viết này để cùng mình tìm hiểu về các cấu trúc Like nhé!

Cấu trúc Like diễn tả sở thích
Nút Like của Facebook đã quen thuộc với chúng ta

1.Cấu trúc like diễn tả sở thích 

Trong cấu trúc này, like là động từ thường, diễn tả cảm xúc tích cực, yêu thích, hào hứng với một thứ nào đó, có thể dùng để giới thiệu sở thích của người nói. 

Công thức:

S + like + Noun/ V-ing

Ví dụ:

  • My father likes cooking, while I do not. (Bố tôi thích nấu ăn, trong khi tôi thì không)
  • We like that movie very much. (Chúng tôi rất thích bộ phim đó)

Ngoài động từ like, ta có thể sử dụng một số cấu trúc tương tự khác để nói về sở thích như sau:

  • Enjoy + N/V-ing
  • Love + N/V- ing
  • Tobe + interested in + N/V-ing
  • Tobe + keen on + N/V-ing
  • Tobe + fond of + N/V-ing

2. Cấu trúc like diễn tả lựa chọn

Để diễn tả việc người nói ưu tiên, thích cái này hơn cái khác, có cân nhắc lựa chọn, chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc:

S + like + N/ to V

Ví dụ: 

  • Which one do you like? Cats or dogs? (Bạn thích con nào, chó hay mèo?)
  • I like cats. (Mình thích mèo)
  • It’s snowing. I like to go inside. (Đang có tuyết rơi, tôi muốn vào trong nhà.) 

Trong hai cấu trúc trên, like được sử dụng với vai trò là một động từ. Bạn nên chú ý chủ ngữ của câu ở ngôi thứ mấy và thời thì nào để chia động từ cho chính xác nhé. Bạn có thể ôn lại kiến thức về 12 thì trong tiếng Anh tại đây nhé: https://truyencotich.net/cac-thi-trong-tieng-anh/

Cấu trúc would like

3. Cấu trúc would like

Cụm từ Would like mang nghĩa là muốn. Người ta thường sử dụng cấu trúc này để đưa ra yêu cầu, đề nghị lịch sự, hoặc lời mời trang trọng. 

Cấu trúc 1:

 S + would like + N/to V (ai đó muốn làm gì)

Ví dụ:

  • I would like some bubble tea. (Tôi muốn một chút trà sữa)
  •  I would like to go out today. (Tôi muốn ra ngoài hôm nay.)

Cấu trúc 2:

S1 + would like + S2 + to V (Ai đó muốn người khác làm gì)

Ví dụ: I would like you to help me close the door. (Mình muốn nhờ bạn đóng cửa vào nhé.)

Trên thực tế, chúng ta có thể dùng ‘d like là cách viết ngắn hơn thay cho cả cụm would like.

Ví dụ: I’d like you to help me close the door.

Cấu trúc 3:

Would you like + N/ to V? (Mời ai đó điều gì)

Ví dụ: Would you like some coffee? (Bạn có muốn một chút cafe không?)

Would you like to have dinner with me tonight? (Em có muốn dùng bữa tối nay với anh không?)

4. Cấu trúc “be like”

Cấu trúc be like dùng để nói về sự giống nhau (cả về vẻ bên ngoài lẫn tính chất bên trong)

Ví dụ: “Like father, like son” (Cha nào con nấy)

Bên cạnh đó, be like còn được dùng trong một số câu hỏi, mang nghĩa là như thế nào

Ví dụ:

  • What is she like? (Cô ấy như thế nào?- hỏi về tính cách, phẩm chất)
  •  What is the weather like today? (Thời tiết hôm nay thế nào?)

Vừa rồi là những cách dùng cấu trúc likehttps://truyencotich.net/  muốn giới thiệu đến độc giả. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt và thành công!

Chia sẻ Truyện này